fbpx

Những Câu Nói “Đại Kỵ” Cần Tránh Khi Nói Chuyện Với Sếp

Trong công việc, bạn đừng nên để mất điểm trong mắt của cấp trên bằng những sai sót ngớ ngẩn trong lời nói. Cùng tham khảo những câu nói “đại kỵ”cần tránh khi nói chuyện với sếp để biết cách khắc phục nhé!

1. “Tôi nên làm gì?”

Trước khi đặt câu hỏi với sếp, bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề và tự đề ra giải pháp để trình bày với sếp. Việc không biết mình nên làm gì, sẽ khiến cấp trên cảm thấy bạn không thực sự hiểu và thiếu chủ động trong công việc.

2. “Tôi không muốn làm việc với anh/chị ấy”

Mâu thuẫn cá nhân là điều không thể tránh khỏi tại chốn công sở, tuy nhiên, đừng nói với sếp rằng bạn không thể làm việc với ai đó. Thay vào đó, bạn nên tự mình giải quyết những mâu thuẫn cá nhân.

Nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng khi bị quấy rối ở nơi làm việc, hãy báo cáo với bộ phận nhân sự của công ty để được hỗ trợ. Nhưng nếu chỉ do cảm tính không thích đồng nghiệp của bạn, đừng dựa vào sếp để làm trọng tài và khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn. Đừng khiến sếp của bạn phải rơi vào tình huống “Giữa người đó và tôi, sếp chọn ai?” Khi đó, bạn đang tự đặt mình vào tình huống khiến bạn có nguy cơ mất việc.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu những người đồng nghiệp, tìm kiếm những điểm chung về tính cách và sở thích. Những điều đó có thể khiến bạn và các đồng nghiệp trở nên thân thiết và dễ dàng phối hợp trong công việc.

3. “Nếu không được tăng lương, tôi sẽ nghỉ việc”

Bạn không nên lấy chuyện nghỉ việc ra đe dọa sếp, vì sếp bạn có thể nghĩ rằng: “Nếu bạn muốn, bạn có thể nghỉ việc và công ty sẽ tìm người khác thay thế bạn”. Rõ ràng, bạn gặp bất lợi trong tình huống này. Vì thế, khi bạn mong muốn có mức lương cao hơn, thay vì đe dọa sếp, hãy tìm cách nói chuyện với sếp thật tinh ý để không phải hối hận bạn nhé!

>> Bạn đã tìm được những công việc lương cao tại nước ngoài chưa? <<

4. “Tôi không thể đạt được mục tiêu bởi vì…”

Đây là khi bạn đang tìm lý do để biện hộ cho việc bạn không thể hoàn thành mục tiêu mà sếp đề ra. Những lý do đó thường là vì sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị hỗ trợ, thời tiết hay các yếu tố ngoại cảnh khác. Và sếp của bạn chắc chắn chẳng thích nghe những lý do này. Do đó, trước hết phải nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết nó ngay từ khi phát sinh, điều đó sẽ hạn chế những sai sót và cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt cấp trên.

5. “Tôi có quá nhiều việc phải làm lắm rồi”

Tất cả những người sếp đều không muốn nghe nhân viên liên tục than vãn về khối lượng công việc đúng không nào? Họ mong đợi thái độ tích cực từ nhân viên hơn là những lời than phiền. Vì vậy, bạn hãy tận dụng thời gian để hoàn thành công việc của mình. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy quá áp lực về khối lượng công việc, hãy nói chuyện với sếp và đưa ra đề xuất về sự phân bổ nhân sự.

Trong môi trường làm việc, sẽ không tránh khỏi những lời nói không được lòng sếp. Vì vây, trước khi nói chuyện với sếp bạn nên suy nghĩ thật kỹ để có một cuộc đối thoại thật hoàn hảo nhé!

>> Xem thêm về các cơ hội việc làm tại Hoa Kỳ (được cập nhật mới nhất) <<

YNG Career

Want to receive special offers and lastest updates from YNG Career?

Subscribe to our mailing list and get special offers and updates to your email inbox.

Trả lời

.

LAYOUT

SAMPLE COLOR

Please read our documentation file to know how to change colors as you want

BACKGROUND COLOR

BACKGROUND TEXTURE