Hiện nay, chương trình thực tập sinh quốc tế với mức lương lên đến hàng nghìn đô mỗi tháng cùng chế độ đãi ngộ tốt là lựa chọn của nhiều sinh viên đang đi học và vừa mới ra trường. Tuy nhiên, trước khi bước chân lên một đất nước lạ, hãy tìm hiểu kĩ những điều cần tránh khi đi thực tập nước ngoài để tránh khỏi những rắc rối không đáng có.
Làm việc “chui” để tăng thêm thu nhập
Đây là điều tiên quyết trong “những điều cần tránh khi đi thực tập nước ngoài”. Trước khi đi thực tập ở nước ngoài, bạn sẽ được cấp visa F1 hoặc J1. Visa F1 chỉ cho phép bạn làm 20 giờ/tuần, lại chỉ được làm thêm trong các trường đại học. Nhưng nếu muốn làm thêm ở ngoài thì bạn phải đợi một năm, tính từ khi cấp visa, sau đó xin giấy phép làm việc từ sở Luật hoặc SSN từ Sở An ninh xã hội. Còn J1 thì miễn bàn! J1 là visa dành cho học sinh qua Mỹ chỉ trong duy nhất một năm, sau đó thì trở về nước, nên dân J1 không thể xin việc làm ở đây.
>> Tìm hiểu kỹ hơn về J1 VISA <<
Kỳ vọng quá nhiều
Đây là điều thứ hai mà bạn cần lưu vào sổ về “những điều cần tránh khi đi thực tập nước ngoài”. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các chương trình thực tập đều chỉ là tạm thời và không đảm bảo chắc chắn cho một vị trí chính thức trong tương lai tại tổ chức đó. Nếu bạn chấp nhận một đề nghị thực tập, bạn cần phải nhận thức được tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi chấp nhận vị trí này. Vì thế, tôi hy vọng bạn đừng mơ mộng quá nhiều, vì thực tế công việc mà bạn sắp nhận sẽ chẳng hề đơn giản như bạn vẫn nghĩ. Điều bạn cần làm là cố gắng hết sức, tập trung vào công việc và hoàn thành chúng một cách hiệu quả.
Cảm thấy chán nản, không thật sự cố gắng vì công việc
Đây là một trong những điều đáng tiếc nhất cho kì thực tập của bạn chính là sự không nỗ lực hết sức với công việc. Nếu bạn đang làm việc như một thực tập sinh, bạn cần biết rằng mình đang nằm trong tay một cơ hội quý giá để trải nghiệm. Vì vậy đừng dễ dàng đánh mất cơ hội đó chỉ vì sự lười biếng hoặc thiếu nghiêm túc. Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ về lý do mà bạn đã bắt đầu.
>> Xem ngay những công việc lương cao tại nước ngoài<<
Quá thụ động và nhút nhát
Ngay cả các chương trình thực tập có tổ chức nhất cũng có những thời điểm để thực tập sinh tự nghiên cứu và học hỏi. Đừng biến mình trở thành “cục bông” thụ động và ngại giao tiếp. Mở lòng ra và chủ động trải nghiệm ngay đi! Không gì có thể giúp bạn học hỏi nhanh hơn là từ chính những kinh nghiệm thực tế đâu.
Hay kêu ca, phàn nàn
Nhiều người than phiền rằng công việc thực tập của họ thật quá nhàm chán hoặc không đúng như những gì vẫn nghĩ. Tuy nhiên, việc phàn nàn, kêu ca trong quá trình thực tập sẽ không được người hướng dẫn đánh giá cao. Bạn vẫn chỉ là một thực tập sinh và sẽ sớm bị loại khỏi vị trí khi kết thúc kỳ thực tập nếu tiếp tục kêu ca, phàn nàn về công việc của mình.
Để tránh mắc phải những sai lầm trên, bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không những kiến thức chuyên ngành mà còn rèn luyện các kỹ năng làm việc, giao tiếp chuyên nghiệp. Nếu bạn đã sẵn sàng cho thử thách phía trước, hãy coi thực tập là bước khởi đầu tuyệt vời và có giá trị cho sự nghiệp của bạn.
>> Làm thế nào để làm chủ tài chính khi ở nước ngoài ? <<
Want to receive special offers and lastest updates from YNG Career?
Subscribe to our mailing list and get special offers and updates to your email inbox.